Toggle navigation
Giới thiệu
Hoàn cảnh ra đời
Tôn chỉ mục đích
Nội quy / Điều lệ
Chức năng, hoạt động
Cơ cấu tổ chức
Thành viên
Kế hoạch chiến lược
Diễn đàn
Hợp tác xã
Thư viện
Văn bản pháp luật, chính sách
Tài liệu tập huấn
Tài liệu tham khảo
Tài liệu khác
Góc tư vấn
Kết nối
Kinh nghiệm hay
Kết nối
Giao dịch mua bán
Chia sẻ
Chợ TMĐT Nông sản
Sản phẩm
Tiêu điểm
Thảo luận chính sách
Câu chuyện liên kết
Nông dân và thị trường
Ý tưởng mới
Liên hệ
Trợ giúp
Thông báo từ BQT
Hướng dẫn sử dụng
Quy định tham gia diễn đàn
Câu hỏi thường gặp
Chính sách riêng tư
Đăng nhập
Đăng ký
Trang chủ
Nhóm dịch vụ tiêu thụ nông sản
"Hốt bạc" nhờ chăn nuôi lợn rừng
Tweet
"Hốt bạc" nhờ chăn nuôi lợn rừng
Chủ đề thuộc danh mục
'Nhóm dịch vụ tiêu thụ nông sản'
được đăng bởi
igf
,
18/12/2015
Nghề chăn nuôi lợn rừng mới chỉ bắt đầu lan rộng ở nước ta từ đầu năm 2006, con giống được Nhà nước cho phép nhập từ Thái Lan, tính đến thời điểm này đã có khoảng 500 con lợn rừng thuần chủng được nhập qua đường chính ngạch. Giá con giống ban đầu cao ngất ngưởng.
Ông Trần Đình Bá (ở Bình Dương) từng khởi nghiệp từ cặp lợn rừng thuần chủng mua từ Thái Lan với giá 3.500 USD. Hiện tại, giá lợn rừng thuần chủng xuất chuồng vào khoảng 180 ngàn - 190 ngàn đồng/kg (khoảng 2-3 triệu đồng/con).
Cần định hướng quản lý
Cả nước hiện có trên 20 trang trại chăn nuôi lợn rừng với quy mô lớn, đấy là chưa kể hàng trăm hộ chăn nuôi số lượng ít. Hiện có 3 công ty đang kinh doanh con giống và tiêu thụ thịt lợn rừng là: Công ty TNHH Khánh Giang (ở Bình Phước); Công ty Hương Tràm (ở quận Phú Nhuận - Tp.HCM); Công ty ANFA (ở quận 10 - Tp.HCM). Giữa năm 2006, Công ty ANFA đã có hơn 400 đơn đặt hàng mua giống lợn rừng từ khắp các tỉnh miền Nam.
Mặc dù đến nay, ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai có rất nhiều hộ nuôi lợn rừng với quy mô 20-50 con/hộ, song còn lâu mới đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường về món đặc sản này.
Trang trại của ông Nguyễn Trùng Phương (Trảng Bàng - Tây Ninh) khởi nghiệp từ 1 cặp lợn rừng, đến nay mỗi năm xuất chuồng 200 con và duy trì đàn 70 nái để sản xuất giống. Chủ trại lợn rừng đầu tiên ở miền Bắc là ông Trần Đình Bá (Lương Sơn - Hoà Bình), cho biết: "Nếu nuôi thịt thì mỗi con lợn rừng cho thu lãi 3-4 triệu đồng, nếu bán giống thì lãi cao hơn nhiều".
Tuy nhiên, nuôi lợn rừng không dễ, số lượng con đẻ ra ít, chi phí giống đắt, nên số lượng lợn rừng thuần chủng xuất chuồng chỉ chiếm một phần nhỏ so với thịt lợn rừng đang được tiêu thụ trên thị trường dưới "mác" lợn rừng.
Phần nhiều những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã cho lai lợn rừng đực với lợn địa phương, họ chỉ phải mua một con lợn rừng đực nguyên gốc, đem phối với rất nhiều con nái có sẵn cho ra vô vàn con giống đời sau. Lợn chứa 50% phẩm chất lợn rừng và 50% máu bản địa, chăn nuôi sẽ dễ hơn, ít bị bệnh tật.
Thuần hoá lợn rừng Việt Nam
Theo TS. Võ Văn Sự - Viện chăn nuôi, chỉ lợn rừng thuần chủng mới được coi là lợn rừng, tất cả những loại lợn lai, lợn địa phương không thể được coi là lợn rừng. Việc "đánh đồng" những loại lợn khác với lợn rừng chẳng khác gì giả mạo sản phẩm, xâm hại tới quyền lợi của thực khách, đồng thời gây ngộ nhận về mặt chất lượng, giảm thấp giá trị của lợn rừng.
Viện Chăn nuôi đang tham mưu cho Cục Chăn nuôi đề ra các quy chế nhằm quản lý việc chăn nuôi lợn rừng. Chăn nuôi lợn rừng đòi hỏi kỹ thuật cao, vì vậy sẽ không khuyến khích nông dân chăn nuôi lợn rừng.
Chỉ những doanh nghiệp lớn, có trang trại rộng đủ tạo môi trường nuôi tương đương điều kiện hoang dã, có kinh nghiệm, và phải được cấp giấy phép mới được chăn nuôi lợn rừng. Việc chăn nuôi phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái và an toàn thực phẩm.
Lợn rừng sẽ được Nhà nước quản lý tới từng cá thể. Mỗi con lợn được gắn số tai, được cấp giấy chứng nhận chủng giống, lý lịch phả hệ. Tất cả lợn rừng xuất chuồng đem tiêu thụ trên thị trường đều phải có giấy này mới đảm bảo giá trị.
Thực hiện phương thức này, sẽ đảm bảo quyền lợi cho thực khách, giữ gìn uy tín "thương hiệu" của lợn rừng, đồng thời ngăn chặn được tình trạng săn bắt lợn trong rừng đem về nuôi.
Lợn rừng Thái Lan đã thuần hoá 10 năm, nhưng ở Việt Nam cách đây 4 năm, Viện Chăn nuôi mới được Nhà nước cho phép nghiên cứu để thuần hoá lợn rừng. Mong muốn của các nhà khoa học Việt Nam là sẽ có được giống lợn rừng Việt Nam, mang những tính trạng khác biệt hẳn với lợn rừng Thái Lan, sẽ được chăn nuôi đại trà tại Việt Nam, và giới thiệu, cung cấp giống ra các nước trong khu vực.
ĐỂ LẠI LỜI NHẮN
Khách ẩn danh
Khách
Gửi bình luận
THÔNG BÁO
Bạn đã gửi bình luận thành công! Bình luận sẽ được đăng ngay khi Quản trị viên phê duyệt. Xin cảm ơn.
Tìm kiếm trong diễn đàn
Ngôn ngữ - Language
BÀI VIẾT MỚI
TIN NỔI BẬT
MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI ...
Bởi
Búp cọ
,
22/12/2021
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm dự án SSCVC - ...
Bởi
Búp Cọ
,
21/11/2021
Vai trò của TCND trong nâng cao hiệu quả kinh ...
Bởi
Búp Cọ
,
10/11/2021
NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO HTX SẢN XUẤT MĂNG VÂN ...
Bởi
hoangxuantruong
,
30/09/2021
HTX sản xuất và chế biến măng sạch Xuân Nha
Bởi
Xuân Nha
,
03/08/2021
Thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng
Bởi
igf
,
18/12/2015
Công nghệ sấy nông sản bằng hơi nước.
Bởi
igf
,
03/11/2015
Kho lạnh bảo quản nông sản cho người nông dân ...
Bởi
igf
,
03/11/2015
Chúc mừng ngày nhà giáo Việt nam 20-11
Bởi
igf
,
12/11/2015
Mời các anh chị cùng thảo luận vấn đề: Vai ...
Bởi
truonghx
,
11/01/2016
Thăm dò ý kiến
Bạn mong Nông Dân Hợp tác có thế giúp gì cho bạn?
Tư Vấn
Hỗ trợ trực tiếp
Cung Cấp tài liệu
cập nhật thông tin về HTX
Khác
Bình chọn
Xem kết quả
Thống kê
Đang online :
1
Ngày hôm nay :
0
Trong tháng này:
0
Tổng số lượt truy cập :
806840
Tổng số bài viết :
212
Tổng số thảo luận :
78
Đối tác
×
ĐĂNG NHẬP DIỄN ĐÀN
Tài khoản đăng nhập của bạn
Đăng nhập
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay!