Phần I. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI LẠC SƠN
1. CHỌN CON GIỐNG
- Con giống có nguồn gốc rõ ràng (nếu mua), gà con đồng đều về trọng lượng.
- Tiêu chuẩn gà con 1 ngày tuổi như sau:
ü Chân: cứng, vững, thẳng, nhanh, các ngón không cong vẹo, màng chân bóng;
ü Mắt: sáng và mở hoàn toàn;
ü Lông: bông, phủ kín toàn thân, màu đặc trưng của giống;
ü Mỏ: cân xứng, không bị dị hình;
ü Rốn: khô và khép kín, không bị viêm;
ü Bụng: thon mềm.
ü Màu sắc mỏ: vàng
ü Màu sắc chân: vàng
- Nếu phải vận chuyển, gà con được đựng trong các hộp cotton hoặc hộp nhựa. (450 x 450 x 125 mm) chia 4 ô (20-25 con/ô), xung quanh có lỗ thông hơi. Trước khi thả vào quây cần mở hộp, cho gà uống nước có pha vitamin C, B, glucose.
2. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG GÀ CON
2.1. Chuẩn bị chuồng trại
- Chuồng trại, các thiết bị và dụng cụ phải đảm bảo vệ sinh và khử trùng trước khi nuôi (sạch chất hữu cơ, phân, vết bẩn, mạng nhện ..., khử trùng ngay sau khi kết thức lứa nuôi trước);
- Chọn sử dụng một trong các loại thuốc sát trùng như: Lavecide, Benkocid, Chloramin... Các thuốc này đều có tính sát trùng nhanh, mạnh, kéo dài, hoạt phổ rộng, tiêu diệt được hầu hết các loại mầm bệnh, kể cả nấm, bào tử, vi rút, và một số nguyên sinh động vật.
- Có thể phun xịt chuồng trại đang có vật nuôi nhưng tránh phun trực tiếp lên mình vật nuôi.
- Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cụ thể:
ü Bạt che, quây gà phải giặt, cọ rửa sạch, phơi nắng khô và phun sát trùng phun kỹ ướt đều cả hai mặt bằng Chloramin B, hoặc Chloramin T 0,5%, hoặc Dinalon 0,15 – 0,3% ... (đổi thuốc mới sau 2-3 lứa nuôi);
ü Nền chuồng, tường, hành lang, lối đi lại, kho đựng thức ăn được quét vôi kỹ nồng độ Ca(OH)2 20%.
ü Dụng cụ cho ăn, uống sau khi cọ rửa thì ngâm ngập trong bể nước có dung dịch Chloramin B 0,5% trong 2-3 h rồi vớt ra, tráng lại bằng nước sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
ü Trước khi cho gà vào chuồng 3 ngày, sát trùng lần cuối chuồng nuôi với lượng 0,3 – 0,5 lít/m2.
- Rèm che quây quanh chuồng phải kín và cơ động đóng/mở (cót, vải bạt), treo cách trần 30-40cm (thông thoáng và phủ sát nền để tránh gió lùa).
- Nguồn sưởi (lò sưởi điện, bếp than, củi, trấu, bóng đèn điện…) đảm bảo nhiệt độ trong quây gà ở 36-370C phải vận hành thử trước khi đưa gà vào chuồng. Hạn chế sưởi bằng bếp than vì dễ gây độc cho gà.
- Quây gà (cót, bìa cứng…) đường kính 2,5m, cao 0,5m dùng cho 300 gà 1 ngày tuổi. Quây có thể nới rộng khi gà lớn.
- Trước khi đưa gà vào nuôi, rải một lớp độn chuồng bằng phoi bào (loại bỏ những mẩu gỗ to, cứng), hoặc trấu, hoặc rơm chặt nhỏ dày 5-10 cm.
- Máng ăn, máng uống hình trụ, hình ống đủ cho đàn và phân bố đều trong quây. (100 con sử dụng 2 máng ăn 70 x 70cm).
2.2. Chăm sóc gà con giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi
- Đảm bảo nhiệt độ cho gà theo từng tuần tuổi: tuần 1 từ 31 - 34°C, tuần 2 từ 29 - 31°C, tuần 3 từ 26 - 29°C, tuần 4 từ 22 - 26°C, các tuần sau ổn định ở 20 – 220C.
- Đảm bảo độ ẩm trong chuồng nuôi 70 - 80%, tránh ẩm thấp.
- Tuần 1 chiếu sáng 24/24h (bóng đèn 3-4 W/m2 nền chuồng), các tuần tuổi tiếp theo giảm 2 - 4h/tuần, giữ ở 18h chiếu sáng/tuần ở tuần thứ 8. Ánh sáng tốt nhất là màu đỏ hoặc trắng (đèn neon) yêu cầu toả đều trong chuồng nuôi.
- Mật độ nuôi, 1 - 3 ngày tuổi 80 - 100 con/m2, 4 - 7 ngày tuổi 40 - 60 con/m2, 15 - 21 ngày tuổi 30 - 40 con/m2, 22 - 30 ngày tuổi 20 - 25 con/ m2.
- Cho gà úm uống nước trước khi ăn từ 2 - 3 h. Nước đảm bảo an toàn về vi khuẩn Salmonella được khử trùng bằng Clo hoặc Iốt.
- Chỉ dùng thức ăn hỗn hợp (thức ăn đã trộn không để quá 5 ngày). Cho ăn ngô nghiền trong ngày đầu để tiêu túi lòng đỏ. Cho ăn tự do cả ngày và đêm nhưng lượng thức ăn vừa đủ (tránh để dư thừa).
- Tùy điều kiện thời tiết, độ tuổi sử dụng bạt che thích hợp cho gà úm (Bảng sau):
Trạng thái rèm che
Mùa hè
Mùa đông
Che kín chuồng
Tuần 1
Tuần 1 và 2
Che kín bên có gió ban ngày, ban đêm che kín hoàn toàn
Tuần 2
Tuần 3
Cả ngày đêm che kín bên có gió thổi
Tuần 4
Tuỳ thời tiết có thể che hoặc không che
Từ tuần 4, 5 trở đi
3. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THƯƠNG PHẨM (sau 22 ngày tuổi)
3.1. Chuồng nuôi
- Chuồng nuôi có thể làm bằng các vật liệu sẵn có tại chỗ (tre, nứa, vầu, trúc và lợp bằng cỏ gianh, rơm...) hoặc xây bằng gạch lợp ngói. Nền chuồng lót phoi bào, trấu, rơm... Bố trí máng ăn máng uống trong chuồng và ngoài bãi chăn thả.
3.2. Chăn thả
- Gà sau 21 ngày tuổi có thể thả vườn hoặc đồi. Thời gian chăn thả tăng dần theo độ tuổi. Hàng ngày, chỉ chăn thả khi thời tiết nắng ấm, đã khô sương (khi mặt trời mọc 1 – 2h).
- Hạn chế, tiến tới loại bỏ chuồng trại nuôi nhốt dưới sàn nhà ở (dễ lây nhiễm dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường và không an toàn)
- Đối với phương thức chăn thả vườn đồi hoặc đồi, cần xây dựng chuồng trại có mái che chống được mưa, nắng, rét... Chỗ gà đậu cần cao ráo so với nền chuồng, tránh được kẻ thù săn mồi. Bãi chăn thả không có vũng nước bẩn, bụi gai… gây nguy hiểm cho gà.
- Hạn chế và tiến tới xóa bỏ phương thức chăn thả tự do không kiểm soát (không chuồng trại, gà trú ngụ và tránh mưa dưới tán cây).
- Mật độ chăn thả ở vườn đồi: 10 m2/con.
- Chú ý khi thời tiết xấu cần gọi gà về chuồng trú ngụ. Quây xung quanh vườn đồi bằng lưới hoặc tre để ngăn cách gà không ra ngoài.
3.3. Thức ăn
- Đảm bảo thức ăn và nước uống đầy đủ khi thả gà, đặc biệt nước uống nên có pha colivinavet, multivitamin.
- Trong tháng đầu tiên có thể sử dụng thức ăn là cám công nghiệp từ các công ty thức ăn có uy tín, sau đó dàm dần và thay thế bằng thức ăn tự phối trộn
- Sử dụng thức ăn có sẵn (ngô nghiền nhỏ, thóc luộc chín, phụ phẩm nông nghiệp) và thức ăn tự kiếm ở vườn, đồi (giun đất, nhái, mối, sâu bọ...).
- Cho ăn 2 lần/ngày, buổi sáng nếu thời tiết thuận lợi để gà tự kiếm mồi, trưa cho ăn bổ sung và chiều cho ăn no trước khi vào chuồng.
- Sử dụng nguồn nước sạch, đặt rải rác dưới gốc cây trong vườn, đồi và tránh để nguồn nước uống lưu cữu.
4. PHÒNG BỆNH, CHỮA BỆNH
4.1. Phòng bệnh cho gà
Tuổi
Vaccine và thuốc phòng bệnh
Cách sử dụng
1- 4 ngày tuổi
Vitamin B1, B-complex…
Uống
5 ngày tuổi
Vaccine Gumboro lần 1
Nhỏ mắt, mũi
7 ngày tuổi
- Vaccine Lasota lần 1
- Vaccine đậu gà
Chủng màng cánh
15 ngày tuổi
Vaccine Gumboro lần 2
25 ngày tuổi