TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHÂN BÓN VI SINH
ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ÂU LẠC
––––––––––––––––************–––––––––––––––––
CÔNG NGHỆ VI SINH, HỮU CƠ VI SINH ÂU LẠC – ĐỀ TÀI KHOA HỌC DUY NHẤT THAM GIA HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TOÀN CẦU TẠI MỸ 2008
& LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
(1) Sản phẩm khoa học từ Đề tài cấp nhà nước nghiên cứu từ 1984 được tài trợ bởi Đại học Liên hợp quốc, Đại học Syney – Úc, Ngân hàng Thế giới.
(2) Năm 2000 nhận bằng độc quyền sáng chế Đạm vi sinh
(3) Năm 2002 nhận bằng độc quyền sáng chế Lân vi sinh
(4) Năm 2004 Đăng ký chất lượng
(5) Năm 2005 nằm trong danh mục phân bón quốc gia Thông tư số 65 Bộ NNPTNT
(6) Năm 2006 Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
(7) Năm 2016 Cổ phần hóa – Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Âu Lạc
(8) Năm 2017 Hợp chuẩn sản phẩm phục vụ thương mại hóa
Cộng sự: Các nhà khoa học đầu ngành vi sinh ĐH Syney – Úc
& TẦM NHÌN, SỨ MỆNH
Nông nghiệp hoá học đã phần nào thoả mãn nhu cầu con người về năng suất, lợi nhuận, nhưng đổi lại là chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đất đai, môi trường và con người đang phải hứng chịu sự tàn phá của nó.
Chúng tôi – những nhà khoa học với sứ mệnh sẽ cống hiến và đem lại những điều có ích cho mọi người. Chúng tôi nghiên cứu, khai thác khả năng quý giá của vi sinh vật trong thiên nhiên, biến chúng thành các sản phẩm có ích, giúp cho hệ sinh thái giữ được sự cân bằng.
Công trình khoa học của chúng tôi đã nghiên cứu tìm ra các sản phẩm sinh học thay thế được các chất hóa học sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và xử lý ô nhiễm môi trường.
Đây là giải pháp tiết kiệm năng lượng, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho nông dân, xã hội và cộng đồng – Đảm bảo sự phát triển NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG.
& SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHỆ VI SINH, HỮU CƠ VI SINH
(1) Công nghệ vi sinh, hữu cơ vi sinh ứng dụng trong trồng trọt
(2) Công nghệ vi sinh xử lý môi trường (sinh hoạt, chuồng trại, ao nuôi thủy sản, nông nghiệp)
(3) Cải tạo đất
(4) Khôi phục hệ sinh thái
CÔNG NGHỆ VI SINH HỌC
(1) Phân bón đa năng thế hệ mới
(2) Công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh đa năng cho cây trồng
& GIẢI THƯỞNG
(1) Giải thưởng sáng tạo Chấu Á – Năm 2000
(2) Giải thưởng DM tài trợ 200.000 USD của Ngân hàng Thế giới World Bank “Vì sự Phát triển Nông nghiệp bền vững” năm 2008 tại Hoa Kỳ.
(3) Giải thưởng Cúp vàng ” Vì sự phát triển Nông nghiệp bền vững” – năm 2008
& MỤC TIÊU CỦA ÂU LẠC VÀ TÂM NGUYỆN CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC
Phối hợp với địa phương phổ biến rộng rãi công nghệ vi sinh, hữu cơ vi sinh, sinh học đến người nông dân trên cả nước ứng dụng sản xuất nông nghiệp an toàn thân thiện môi trường đảm bảo các tiêu chí sau:
(1) Giá thành sản xuất rẻ
(2) Nông sản an toàn
(3) Nông dân bán theo giá thị trường như các loại nông sản khác vẫn đảm bảo lợi nhuận, phá bỏ suy nghĩ sản xuất an toàn bán giá cao.
Chuyển giao một phần công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại chỗ cho địa phương đảm bảo chất lượng, giá thành rẻ.
& CÁC DỰ ÁN TÀI TRỢ
(1) Dự án: Cố định nitơ ở vùng rễ lúa, trọng tâm khu vực ĐBSCL
Tổ chức tài trợ: Trường Đại học tổng hợp và Liên hiệp quốc ( UNU ) tài trợ từ năm 1984 – 1990. Thời gian tài trợ: 07 năm
(2) Dự án: Cố định nitơ cộng sinh trên bèo hoa dâu
Tổ chức tài trợ: Trường Đại học tổng hợp Hà Lan (NUFFIC) tài trợ từ năm 1979-1992. Thời gian tài trợ: 13 năm
(3) Tham gia chương trình Công nghệ Sinh học cấp Nhà nước. Thời gian tài trợ: 05 năm (1986-1992)
(4) Dự án: Sản xuất và ứng dụng phân đạm vi sinh trên cây lúa và rau tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Tổ chức tài trợ: Tổ chức CIDSE tài trợ từ năm 1994 – 1997. Thời gian tài trợ: 03 năm
(5) Dự án: Nghiên cứu và sản xuất phân lân vi sinh Tổ chức tài trợ. CIDSE tài trợ từ năm 1997-1999. Thời gian tài trợ: 03 năm
(6) Dự án: Phân vi sinh, phân ủ và IPM trên cây chè. Tổ chức tài trợ: CIDSE tài trợ từ năm 1997-1999. Thời gian tài trợ: 02 năm
(7) Dự án: Sản xuất rau hữu cơ. Tổ chức tài trợ: CIDSE tài trợ từ năm 1999-2002. Thời gian tài trợ: 02 năm
(8). Dự án: Cải tạo đất bạc màu bằng cách bón phân vi sinh tại Ba Vì, Hà Tây. Tổ chức tài trợ: Quỹ Môi trường Toàn Cầu tài trợ từ năm 1999 -2001. Thời gian tài trợ: 03 năm
(9) Dự án: Sản xuất phân vi sinh để phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam và Australia. Tổ chức tài trợ: Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Australia (ACIAR) tài trợ từ năm 1999-2000. Thời gian tài trợ: 02 năm
(10) Dự án: Nghiên cứu phát triển kỹ thuật kiểm tra chất lượng phân vi sinh để sản xuất lúa. Tổ chức tài trợ: Chương trình phát triển nông nghiệp va nông thôn Australia ( CARD Program ) tài trợ từ năm 2000- 2002. Thời gian tài trợ: 02 năm
(11) Dự án: Bón phân vi sinh cho lúa nhằm sử dụng các chất dinh dưỡng hiệu quả. Tổ chức tài trợ: ACIAR tài trợ từ năm 2004 – 2007. Thời gian tài trợ: 03 năm
(: 0869.900.866 – 0974.786.117
*: vutuananhaulac@gmail.com
SẢN PHẨM ĐƯỢC LỰA CHỌN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 445/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ KHU VỰC ĐBSCL, CHƯƠNG TRÌNH TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ KHU VỰC TÂY NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2016-2020